Bạn đã biết ý nghĩa của vẽ tranh tường phong thủy?
Tranh tường và giấy dán tường hàn quốc không chỉ là giải pháp trang trí nội thất mà còn thể hiện phong cách, sự hiểu biết cũng như sở thích và cá tính của gia chủ. Những bức tranh được vẽ lên tường treo theo tư tưởng, quan niệm phong thủy còn mang lại cho gia chủ, đơn vị, cộng đồng nhà niềm vui và sự an khang, thịnh vượng, đầm ấm và hạnh phúc.
Thông thường, hầu hết chủ nhà chỉ xem tranh ảnh như một thành tố trang trí. Với quan niệm ấy, yêu cầu chỉ đơn giản là khi vẽ tranh tường cần hài hòa với tổng thể mảng tường. Nó tạo nên sự bắt mắt và cái nhìn khác lạ cho bức tường của trường mầm non, quán café hay cổ động đường phố.
Với những người chơi tranh thì nội dung của bức tranh là tiêu chí được đề cao nhất. Các thành tố trang trí khác như màu tường, chiếu sáng, các đồ decor khác xung quanh chỉ có tác dụng làm nổi bật cho chủ đề của tác phẩm tranh tường. Nhưng loại tranh tường này thường được sử dụng ở những dịp đặc biệt: Năm mới, tân gia, khai giảng năm học, các ngày lễ kỹ niệm và sự kiệm trọng đại của doanh nghiệp, đơn vị.
Trong một căn phòng nhỏ bé, việc dùng tranh ảnh rất tiện lợi vì nó vừa có công năng thẩm mĩ, lại có vai trò quan trọng trong phong thủy. Tranh vẽ trên tường lại có vai trò tăng cường được sự khoáng đạt, mở rộng tầm nhìn, xóa bỏ cảm giác chật hẹp về không gian quanh bốn bức vôi vữa. Những bức tranh phong cảnh, cuộc sống, sự giáo dục lễ nghĩa tới căn nhà, doanh nghiệp, cộng đồng.
Nội dung của tranh vẽ sử dụng cho phù hợp với các yếu tố phong thủy và thường liên quan tới các điển tích, điểm cố hay ý nghĩa câu chữ sâu xa của người xưa. Chẳng hạn, một góc cần núi non che chắn sẽ vẽ tranh sơn cước, góc cần thủy sẽ dùng tranh hồ nước, thác nước…
Ngày nay vẫn còn truyền tụng câu chuyện vui về việc cho tranh của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ. Một gia đi nọ đang giả gạo, nhưng đụng việc gì đó nên bỏ đi. Lát sau dầu lạc rơi bén vào mẻ trấu gạo đang giả dở bốc cháy thiêu rụi cả nhà. Khi dựng được nhà mới, chủ nhà này sang xin cụ Nguyễn Khuyến bức tranh chữ để thờ cho khỏi cháy nhà nữa. Cụ vẽ cho chiếc “CHÀY ĐỨNG” thật to. Gia chủ ngạc nhiên nhưng cụ thanh nho này cứ bảo dùng đi. Khách đến thăm và chủ nhà đều không hiểu việc cho tranh của cụ Nguyễn Khuyến. Khi chủ nhà sang hỏi, cụ Nho gia Yên Đỗ liền nói “Chày đứng” nói lái ra là gì? Chủ nhà hiểu từ “ Đừng cháy” và thấy 3 năm khi cụ vẽ cho cái “CHÀY ĐỨNG” thì nhà không cháy nữa thật. Nhưng chủ nhà không hiểu ý nghĩa “chày đứng” không chỉ có nghĩa phong thủy mà còn ý sâu xa: Hãy luôn làm lụng siêng năng và chú tâm. Tập trung để chày luôn đứng thì không bị họa bén dầu gây cháy và làm ăn nhác nhớn thì chính mỗi người cũng tự đốt cháy nhà, cháy cuộc đời mình.
Ngày nay, tranh phong thủy được vẽ lên tường các quán cà phê, nhà hàng. Các tường vẽ phong cảnh thường ở bên trong để mang không gian vào nhà và để cho khách hàng có vẻ gắn bó với thiên nhiên. Những tranh biểu ngữ vẽ họa tiết các món ăn vừa để tiếp thị, lại vừa thể hiện cân đối âm dương của các món ăn, cho thực khác cảm giác thoải mái.
Người Việt Nam ở Phường Đông thường quan niệm gắn bó với phong thủy thiên nhiên. Có kiêng có lành và nhờ phong thủy để biết được điểm nhấn tài lộc. Điều này áp dụng ở nhiều lĩnh vực và vẽ tranh tường phong thủy là yếu tố đáng để bạn lưu ý.